Quyết không đàm phán với mỹ, Iran tạo máy bay không người lái, quân đội mỹ đáp trả ngay

1. Iran sở hữu các tên lửa và máy bay không người lái hiện đại

Iran sở hữu các tên lửa và máy bay không người lái hiện đại, đủ khả năng gây khó khăn cho hệ thống phòng thủ trong khu vực.
Quyết không đàm phán với mỹ, Iran tạo máy bay không người lái, quân đội mỹ đáp trả ngay

Truyền thông Mỹ hôm qua dẫn nguồn tin giấu tên có liên hệ với cuộc điều tra của Arab Saudi và Mỹ cho biết hai nhà máy dầu Arab Saudi có "khả năng cao" đã bị tấn công bằng các tên lửa từ một căn cứ Iran gần biên giới Iraq. Các tên lửa hành trình này được cho là đã bay qua miền nam Iraq và không phận Kuwait trước khi lao xuống mục tiêu.

Dù Mỹ chưa đưa ra các bằng chứng thuyết phục để chứng minh cho cáo buộc này, các nhà phân tích cho rằng vụ tấn công phần nào thể hiện mối đe dọa đang phát triển nhanh chóng từ những vũ khí do Iran sản xuất tại khu vực.

Iran duy trì chương trình tên lửa và máy bay không người lái (UAV) hiện đại như một phần quan trọng của chiến lược quốc phòng và đã chuyển giao nhiều vũ khí cùng công nghệ cho các đồng minh ở khu vực, trong đó có phiến quân Houthi ở Yemen, theo giới chức Mỹ và các chuyên gia vũ khí. Lực lượng UAV và kho tên lửa hùng hậu cho phép Iran kiềm chế đối thủ và hỗ trợ các lực lượng ủy nhiệm, những phe có thể tấn công thay mặt Iran, giới phân tích nhận định.

"UAV cho phép Iran triển khai tác chiến tầm xa, giữ an toàn lãnh thổ và tấn công các mục tiêu ở khoảng cách nhất định", Behnam Ben Taleblu, chuyên gia từ Tổ chức Bảo vệ Dân chủ có trụ sở ở Washington, bình luận. "UAV, tên lửa và rocket là những khí tài nằm trong chiến lược an ninh bất đối xứng của Iran và việc sản xuất chúng cũng tương đối rẻ".

Viện Brookings đánh giá Iran đã trở thành "nhà xuất khẩu tên lửa và công nghệ tên lửa đáng chú ý", trong đó có mẫu tên lửa hành trình tầm xa bị Mỹ nghi là khí tài được sử dụng trong cuộc tấn công nhà máy lọc dầu Arab Saudi ngày 14/9.

Iran và Arab Saudi là hai đối thủ cạnh tranh gay gắt ở Trung Đông. Giới lãnh đạo Arab Saudi ủng hộ mạnh mẽ chiến lược "gây sức ép tối đa" lên Iran của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Mỹ đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt lên Iran nhằm buộc Tehran hạn chế chương trình phát triển tên lửa cũng như việc nước này hỗ trợ các lực lượng ủy nhiệm.

"Nếu chứng minh được rằng tên lửa hành trình xuất phát từ lãnh thổ Iran, đây sẽ là một hành động leo thang căng thẳng rõ ràng, cho thấy Tehran không e ngại sự trả đũa từ Mỹ hay Arab Saudi", Taleblu nhận xét.

Chính quyền Trump cho rằng phiến quân Houthi ở Yemen cũng tham gia cuộc tấn công. Hai nhà máy dầu của Arab Saudi ở Abqaiq và Khurais, cách biên giới Yemen khoảng 800 km, bị tấn công trực tiếp 17 đến 19 lần.

Hệ thống phòng thủ của Arab Saudi dường như đã thất bại trong việc phát hiện tên lửa hành trình và máy bay không người lái xâm phạm biên giới, cho thấy một thực tế là Riyadh dễ dàng bị tổn thương trước chiến lược chiến tranh phi đối xứng.

Theo một hội đồng chuyên gia về Yemen tại Liên Hợp Quốc, phiến quân Houthi trong quá khứ từng sử dụng máy bay không người lái "cảm tử", một số có nhiều điểm giống với các mẫu máy bay không người lái Iran. Houthi vẫn có khả năng tiếp cận các bộ phận quan trọng của UAV như động cơ, hệ thống dẫn đường, những thứ cần để lắp ráp và triển khai chúng, báo cáo của hội đồng cho hay.

Về lý thuyết, một cuộc tấn công kết hợp giữa máy bay không người lái và tên lửa hành trình có thể "giúp gây nhiễu loạn và làm quá tải các hệ thống phòng thủ", mang đến lợi thế chiến lược, nhà nghiên cứu tại Viện các Quân chủng Thống nhất Hoàng gia Anh, trụ sở ở London, nói.

Theo Markus Mueller, nhà phân tích tại Nhóm nghiên cứu An ninh và Quốc phòng Fraunhofer, Đức, các hệ thống radar có đủ khả năng phát hiện máy bay không người lái trên một khu vực rộng lớn, kể cả ở vùng núi. Thách thức nằm ở việc làm thế nào để ngay lập tức bảo vệ các cơ sở nhạy cảm khỏi mối đe dọa từ chúng.

Giới phân tích nhận định nếu tên lửa hành trình bay thấp được sử dụng trong cuộc tấn công nhà máy dầu Arab Saudi, đây sẽ là một diễn biến đáng lo ngại ở Trung Đông. Tên lửa hành trình có thể được dẫn đường chính xác, cho thép thực hiện những cuộc tấn công uy lực hơn nhằm vào các mục tiêu cụ thể.

Iran phát triển tên lửa dựa vào mẫu tên lửa hành trình đối đất Kh-55 của Liên Xô và sử dụng công nghệ tên lửa chống hạm từ Trung Quốc để gia tăng sức mạnh. Trong cuộc chiến tranh Lebanon năm 2006, các tay súng Hezbollah được Iran hậu thuẫn đã tấn công một tàu của Israel bằng tên lửa mà theo chuyên gia, nó giống với mẫu tên lửa chống hạm C-802 Trung Quốc do Tehran cung cấp.

Trong bản đánh giá các mối đe dọa toàn cầu năm 2018, Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ cho biết phiến quân Houthi đã thực hiện cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình vào một lò phản ứng hạt nhân chưa hoàn thành ở Abu Dhabi, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

Những tên lửa như vậy "khó phát hiện và đánh chặn hơn so với máy bay không người lái", Rawan Shaif, chuyên gia tại trang web điều tra Bellingcat, đánh giá. "Chúng có độ chính xác đáng kinh ngạc nếu người điều khiển chúng biết họ đang làm gì". Theo Shaif, cuộc tấn công nhằm vào nhà máy dầu Arab Saudi cũng có "độ chính xác cao".

Henry Rome từ công ty phân tích rủi ro chính trị Eurasia Group, trụ sở ở New York, cho rằng nếu Iran đứng sau các cuộc tấn công ở Arab Saudi, đây có thể là chiến lược của họ nhằm "xây dựng đòn bẩy lợi thế trong các cuộc thảo luận sau này với Washington".

Iran muốn "buộc chính quyền Trump chấm dứt các biện pháp trừng phạt và thúc đẩy các quốc gia khác đứng lên bảo vệ họ", Rome nói, song cảnh báo "còn quá sớm để nghĩ rằng tất cả các rào chắn đều đã được hạ xuống".

2. Iran quyết không đàm phán với Mỹ

"Chính sách gây áp lực tối đa chống lại đất nước Iran là vô giá trị và tất cả quan chức Cộng hòa Hồi giáo Iran đều nhất trí tin rằng sẽ không đàm phán với Mỹ ở bất kỳ cấp độ nào. Chính sách của Mỹ sẽ thất bại", lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei hôm nay tuyên bố trên truyền hình nhà nước.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ và Iran gia tăng sau khi Washington cáo buộc Tehran tấn công hai nhà máy lọc dầu của Arab Saudi. Phiến quân Houthi tại Yemen đã nhận trách nhiệm vụ tấn công, song Mỹ cho rằng Iran mới là chủ mưu.

Nhà Trắng hôm 15/9 cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể gặp người đồng cấp Iran Hassan Rouhani bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York vào tuần tới. Ông chủ Nhà Trắng nhiều lần khẳng định muốn đàm phán với Tổng thống Hassan Rouhani song phía Iran vẫn chưa có phản ứng tích cực.

10 máy bay không người lái hôm 14/7 tấn công hai cơ sở sản xuất dầu thuộc tập đoàn Aramco ở Abqaiq và Khurais, Arab Saudi. Cuộc tấn công khiến chuỗi cung cấp 5,7 triệu thùng dầu thô và khí đốt/ngày của Aramco, tương đương 50% tổng sản lượng sản xuất toàn quốc, phải ngừng hoạt động, làm sụt giảm 5% lượng cung dầu mỏ toàn cầu.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết đại diện các quân binh chủng trong quân đội Mỹ đang làm việc với các đối tác để đối phó với cuộc tấn công chưa từng có tiền lệ này, cũng như bảo vệ trật tự thế giới dựa trên luật lệ đang bị Iran phá hoại. Iran gọi những cáo buộc của Mỹ là "vô nghĩa", nhằm tạo ra cái cớ để hợp thức hóa các hành động chống lại Tehran trong tương lai.

3. Quân đội Mỹ sẵn sàng biện pháp đáp trả Iran

Lầu Năm Góc đang lên phương án ứng phó với cuộc tấn công nhà máy dầu Arab Saudi, theo Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper.

"Đại diện các quân binh chủng trong quân đội Mỹ đang làm việc với các đối tác để đối phó với cuộc tấn công chưa từng có tiền lệ này, cũng như bảo vệ trật tự thế giới dựa trên luật lệ đang bị Iran phá hoại", Bộ trưởng Esper đăng trên Twitter hôm 16/9.

Tuyên bố của người đứng đầu Lầu Năm Góc được đưa ra sau khi Tổng thống Trump bày tỏ nghi ngờ Iran đứng sau vụ tấn công nhằm vào hai nhà máy lọc dầu của Aramco trong buổi họp báo tại Nhà Trắng cùng ngày.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết ông và lãnh đạo Lầu Năm Góc đã gặp Tổng thống Trump ngay sau cuộc tấn công nhà máy dầu hôm 14/9. Trước đó, Esper cũng nói chuyện với Hoàng tử Arab Saudi Mohammad bin Salman cùng Bộ trưởng Quốc phòng Iraq Najah al-Shemmari. Tuy nhiên, biện pháp phản ứng cuối cùng của Washington và các đồng minh Vùng Vịnh đối với cuộc tấn công vẫn chưa được công bố.

Phiến quân Houthi tại Yemen đã nhận trách nhiệm tiến hành vụ tấn công, song Mỹ cho rằng Iran mới là chủ mưu. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi ngay lập tức phản bác, gọi những cáo buộc của Mỹ là "vô nghĩa", nhằm tạo ra cái cớ để hợp thức hóa các hành động chống lại Tehran trong tương lai.

10 máy bay không người lái hôm 14/7 tấn công hai cơ sở sản xuất dầu thuộc tập đoàn Aramco ở Abqaiq và Khurais, Arab Saudi. Cuộc tấn công khiến chuỗi cung cấp 5,7 triệu thùng dầu thô và khí đốt/ngày của Aramco, tương đương 50% tổng sản lượng sản xuất toàn quốc, phải ngừng hoạt động, làm sụt giảm 5% lượng cung dầu mỏ toàn cầu.

Nguồn: vnexpress

0 Nhận xét